Khai giảng lớp tập huấn Luật Đấu thầu số 43 tại Hà Nội

23:36:27 | 03/02/2015

Ngày 10/09/2014 - tại hội trường Tập Đoàn Hà Đô số 8 Láng Hạ, Hà Nội - Viện đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ xây dựng – VDICT đã chính thức khai giảng:“Khóa đào tạo bồi dưỡng Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính Phủ.

 Ông Lê Văn Tăng: Nghị định số 63/2014/NĐ-CP gồm 15 chương với 130 điều. Theo tôi, một trong những điểm nổi bật của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP là quy định về hạn mức chỉ định thầu. Qua tổng kết công tác đấu thầu giai đoạn 2009-2012, để hạn chế chỉ định thầu tràn lan, Nghị định 63 đã giảm hạn mức chỉ định thầu xuống. Cụ thể,

Hạn mức chỉ định thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng,
Hạn mức gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 1 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển (thấp hơn nhiều hạn mức chỉ định thầu tại Nghị định 85/2009/NĐ-CP). 
Đồng thời, Nghị định số 63 mở rộng hạn mức chào hàng cạnh tranh (gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp đơn giản, thông dụng, có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng). Hạn mức này sẽ giúp chủ đầu tư, bên mời thầu thuận lợi hơn trong việc áp dụng hình thức này, đồng thời góp phần đơn giản thủ tục hành chính, nâng cao tính cạnh tranh trong việc lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thông dụng. 
Bên cạnh đó, Nghị định số 63 cũng có nhiều quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện mua sắm tập trung - một nội dung rất mới của Luật Đấu thầu số 43 năm 2013. 
Theo quan điểm của tôi, những quy định mới này sẽ làm tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động mua sắm, nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian và chi phí, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước. Cùng với đó, việc áp dụng Đấu thầu qua mạng theo quy định của Nghị định số 63 sẽ tiết kiệm chi phí trong đấu thầu, tăng cường mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. 
Ngoài ra, Nghị định số 63 cũng quy định một số nguyên tắc chính và quy trình tổng quát trong mua sắm thường xuyên nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật về đấu thầu (vấn đề này trước khi có Nghị định số 63 chỉ được quy định trong thông tư). Việc phân cấp đấu thầu trong mua sắm thường xuyên cũng được quy định cụ thể giúp tăng cường trách nhiệm giải trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
 
Viện đào tạo và bồi dưỡng cán bộ XD

Bạn hãy đăng nhập vào Facebook để thực hiện bình luận và chia sẻ bản tin này với bạn bè.

  • Banner right
  • http://tuvandauthau.org

    • Mr.Thiên
      0964 721 668
    • Mr Đức
      0985292510