Điều kiện nhà thầu được tham dự gói thầu hỗn hợp
00:30:37 | 23/11/2015
Bạn Bùi Tiến Dũng (TP. Hải Phòng) hỏi: Công ty tôi là nhà thầu tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình của một dự án đầu tư có giá trị khoảng 23 tỷ đồng thì có được tham gia làm tư vấn giám sát dự án đó không?
Câu hỏi của bạn được cập nhập tại Khóa học đấu thầu, Viện đào tạo và bồi dưỡng cán bộ xây dựng VDICT xin trả lời bạn như sau:
Khoản 3, Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CPngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát.
Trường hợp nhà thầu tư vấn tham gia gói thầu hỗn hợp thì phải tuân thủ quy định tại khoản 2, Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP là “nhà thầu tham dự thầu gói thầu hỗn hợp phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cho gói thầu đó, trừ trường hợp các nội dung công việc này là một phần của gói thầu hỗn hợp”.
Trích dẫn Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP :
Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
1. Nhà thầu tham dự quan tâm, tham dự sơ tuyển phải đáp ứng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 của Luật Đấu thầu.
2. Nhà thầu tham dự thầu gói thầu hỗn hợp phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cho gói thầu đó, trừ trường hợp các nội dung công việc này là một phần của gói thầu hỗn hợp.
3. Nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát.
4. Nhà thầu được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu khác; với nhà thầu tư vấn; với chủ đầu tư, bên mời thầu quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 6 của Luật Đấu thầu khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp;
b) Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau;
c) Nhà thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế;
d) Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.
5. Trường hợp đối với tập đoàn kinh tế nhà nước, nếu sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu là ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn và là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn thì tập đoàn, các công ty con của tập đoàn được phép tham dự quá trình lựa chọn nhà thầu của nhau. Trường hợp sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn và là duy nhất trên thị trường thì thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Để cập nhập thêm về các tình huống đấu thầu bạn hãy tham gia khóa học Quản lý dự án, VDICT sẵn sàng cung cấp cho bạn dịch vụ Tư vấn đấu thầu tốt nhất.
Bạn hãy đăng nhập vào Facebook để thực hiện bình luận và chia sẻ bản tin này với bạn bè.
-
Giá hợp đồng trọn gói phải tính đủ các yếu tố rủi ro
-
Áp dụng chỉ số giá xây dựng trong việc điều chỉnh giá hợp...
-
Cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
-
Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng đưa vào sử dụng
-
Việc điều chỉnh các thông tin trong hồ sơ dự thầu?
-
Về vấn đề phân cấp công trình xây dựng